Sản xuất OEM so với ODM: Đâu là điểm khác biệt?

Chovm.com OCTOBER 25, 20225 MIN READ
Sản xuất OEM so với ODM: Đâu là điểm khác biệt?

Nếu bạn có ý tưởng về một sản phẩm mới và đang tìm kiếm một nhà sản xuất đáng tin cậy để hợp tác và đưa sản phẩm của mình ra thị trường thì có thể bạn đã bắt gặp các thuật ngữ OEM và ODM. Trước khi liên hệ với nhà sản xuất, bạn cần hiểu sự khác biệt chính giữa hai dịch vụ kinh doanh độc đáo này. Ngoài ra, nếu bạn đang cân nhắc việc cung cấp các dịch vụ sản xuất trên phạm vi toàn cầu, bạn sẽ cần quyết định xem bạn có thể cung cấp dịch vụ OEM hay ODM.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích sản xuất OEM là gì, khi nào bạn cần đến một nhà sản xuất OEM cùng những điều ODM có thể cung cấp còn OEM lại không. Cho dù bạn là một nhà máy quốc tế đang cố gắng quảng bá dịch vụ trực tuyến hay là một công ty đang muốn mở rộng phạm vi sản phẩm với sự trợ giúp từ một nhà sản xuất, hãy cùng bắt đầu với những điều cơ bản.

Sản xuất OEM là gì?

OEM là viết tắt của "original equipment manufacturer" (nhà sản xuất thiết bị gốc) và dùng để chỉ nhà sản xuất cung cấp hàng hóa hoặc nhân lực để đưa sản phẩm ra thị trường. OEM thường sản xuất những mặt hàng được sử dụng làm bộ phận cho một sản phẩm hoàn chỉnh và thường gắn liền với một loại dịch vụ được gọi là dịch vụ OEM.

Nếu bạn là một công ty mong muốn ra mắt sản phẩm mới, bạn có thể yêu cầu dịch vụ sản xuất OEM thông qua một trang cổng thông tin B2B như Chovm.com. Các công ty lâu đời đã có sản phẩm trên thị trường thường sẽ có một đội ngũ phát triển sản phẩm với các nhà thiết kế, người thử nghiệm và các chuyên gia tiếp thị đã dành nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm để tạo ra một dòng sản phẩm mới. Bởi vì công ty đã có sẵn ý tưởng ban đầu, thiết kế, kế hoạch, quy trình sản xuất và thương hiệu nên họ chỉ cần có một cơ sở sản xuất và nhân lực để giúp sản xuất các mặt hàng và đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, hoặc nguyên vật liệu để hoàn thiện sản phẩm và sẵn sàng bán ra. Trong trường hợp này, dịch vụ sản xuất OEM là một lựa chọn phù hợp.

Nếu bạn là một nhà sản xuất và không có khả năng thiết kế, tạo, thử nghiệm và xây dựng thương hiệu sản phẩm, bạn nên cung cấp dịch vụ sản xuất OEM và cung cấp các dịch vụ sản xuất cơ bản để giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt sản phẩm.

Sau đây là một ví dụ về cách thức hoạt động của sản xuất OEM:

Một công ty thể thao cao cấp đã thiết kế một dòng giày thể thao mới. Họ đã hoàn tất việc thiết kế, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường và thử nghiệm sản phẩm và họ cần mỗi đôi giày thể thao phải có lót giày bằng cao su non.

Công ty thể thao này tìm được một nhà cung cấp trên Chovm.com cung cấp dịch vụ OEM và liên hệ với họ để tìm hiểu về các dịch vụ.

Nhà cung cấp OEM này đã có kinh nghiệm làm việc với các khách hàng thời trang và có thể sản xuất hàng loạt các loại giày dép cao cấp có lớp lót bằng cao su non.

Công ty thể thao cung cấp bản thiết kế, yêu cầu sản xuất, thương hiệu và thiết kế logo cùng yêu cầu về bao bì nếu cần.

Trên Chovm.com, "OEM service offered" (Có cung cấp dịch vụ OEM) có nghĩa là gì?

Nếu bạn là nhà sản xuất theo hợp đồng cung cấp dịch vụ OEM, bạn có thể nhận tư cách OEM trên cửa hàng kỹ thuật số trên Chovm.com. Ngoài ra, bạn có thể trưng bày các chứng chỉ chuyên môn và sự ủng hộ của bên thứ ba để nâng cao uy tín đối với người mua.

Sản xuất ODM là gì?

Bây giờ chúng ta đã biết sản xuất OEM là gì, hãy cùng xem ODM khác biệt như thế nào.

ODM, hay "original design manufacturer" (nhà sản xuất thiết kế gốc), là công ty có khả năng tự thiết kế, phát triển, sản xuất và bán sản phẩm. Trong khi OEM thường được gọi là dịch vụ, ODM được gọi là sản phẩm. Các sản phẩm mà ODM tạo ra thường được người mua đổi thương hiệu thành các sản phẩm dán nhãn riêng và bán ra để thu lợi nhuận. Không giống như OEM dựa vào bản tóm tắt của khách hàng và thiết kế sản phẩm cho các mặt hàng của nhà sản xuất, ODM thường thiết kế và phát triển sản phẩm độc lập hoặc phối hợp với khách hàng. Đây là dịch vụ sản xuất lý tưởng nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời, nhưng vẫn chưa thiết kế, phát triển, thử nghiệm hoặc xây dựng thương hiệu cho ý tưởng đó.

Nếu bạn là một nhà sản xuất và có nhân viên hoặc đội ngũ có kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng thiết kế, phát triển và thử nghiệm sản phẩm, bạn sẽ có thể để tiếp thị bản thân với tư cách là ODM.

Sau đây là một ví dụ về cách thức hoạt động của sản xuất ODM:

Một khách hàng làm việc trong ngành giáo dục và đã tìm thấy cơ hội kinh doanh trong thị trường. Với kiến thức về thị trường, họ liên hệ với ODM về ý tưởng tạo ra một chiếc cặp sách có ngăn làm lạnh đồ uống, thực phẩm và đồ ăn nhẹ, đồng thời giữ cho các bộ phận khác hoàn toàn chống nước và chống vết bẩn.

ODM nhận được thông tin về ý tưởng chiếc cặp sách mới và sắp xếp một cuộc họp với khách hàng để thảo luận chi tiết hơn về nhu cầu đối với sản phẩm này.

Trong cuộc họp, khách hàng giải thích lý do tại sao thị trường có cầu đối với sản phẩm này và trình bày cách phối màu cùng kiểu dáng sẽ thu hút các học sinh nhỏ tuổi.

ODM tiếp nhận thông tin chuyên sâu về thị trường này và phát triển một chiếc cặp sách có ngăn làm lạnh, chống nước và chống vết bẩn. Đội ngũ thiết kế của họ thiết kế kiểu dáng, loại vải và thông số kỹ thuật của thiết kế cuối cùng.

Giờ đây, ODM có thể bán sản phẩm cho khách hàng, họ có thể đổi thương hiệu nếu họ muốn, hoặc có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

OEM so với ODM: Đâu là điểm khác biệt?

OEM và ODM cung cấp cho khách hàng hai dịch vụ sản xuất hoàn toàn khác nhau, nhưng cả hai đều có giá trị cao tùy thuộc vào khách hàng và dự án.

Ưu và nhược điểm của OEM

Loại mối quan hệ kinh doanh này có thể là một con đường tuyệt vời để đưa sản phẩm ra thị trường và bắt đầu tạo ra doanh thu. Bằng cách hình thành mối quan hệ đối tác OEM, bạn sẽ có thể tạo ra một sản phẩm mà người tiêu dùng hoặc đối thủ cạnh tranh khó có thể sao chép do chi phí hoặc thời gian để sản xuất ra sản phẩm đó. Bạn cũng có thể tiếp cận các thị trường, ngành công nghiệp và khu vực địa lý mới bằng cách thuê dịch vụ của OEM.

Tuy nhiên, có một số nhược điểm khi làm việc với OEM. Việc cung cấp bản tóm tắt thiết kế cho nhà sản xuất đôi khi có thể gây nhầm lẫn và đòi hỏi các thành viên trong đội ngũ của bạn phải đi đến nhà máy để hỗ trợ và giúp đỡ. Việc này có thể tiêu tốn thời gian và tiền bạc của công ty bạn. OEM cũng có thể yêu cầu thực hiện một số thay đổi đối với sản phẩm trong quá trình sản xuất theo ý kiến từ đội ngũ sản xuất của họ thay vì bản tóm tắt thiết kế của bạn. Ngoài ra, vì đội ngũ sản xuất không tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm, họ sẽ không có cơ hội đưa ra những góp ý và lời khuyên có thể giúp cho việc sản xuất trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí sản xuất cho bạn.

Ưu và nhược điểm của ODM

ODM thường có yêu cầu về số lượng đặt hàng tối thiểu (thường gọi là MOQ) thấp hơn, do vậy, họ có thể thu hút khách hàng muốn làm việc cùng hơn - đặc biệt là đối với những khách hàng muốn thử nghiệm ý tưởng. Vì ODM có tất cả các yếu tố quan trọng để thiết kế, sản xuất và xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm, chi phí để phát triển một sản phẩm mới thường ít hơn nhiều so với chi phí làm việc với OEM. Tuy nhiên, có một số nhược điểm đối với các mối quan hệ ODM, có thể khiến khách hàng cảnh giác với việc sử dụng ODM. Vì khách hàng đang cung cấp ý tưởng chứ không phải thiết kế sản phẩm cuối cùng, nên có ít cơ hội hơn để tùy chỉnh, thay đổi và kiểm soát các yêu cầu đối với sản phẩm. Một số người cũng lo lắng rằng ý tưởng của họ có thể bị chủ sở hữu sản phẩm ODM đánh cắp vì nhà máy có mọi thứ họ cần để tự sản xuất sản phẩm mà không cần thêm bất kỳ yếu tố đầu vào hoặc trợ giúp nào từ khách hàng. Mặc dù trường hợp này có thể xảy ra, nhưng có nhiều cách để khách hàng bảo vệ ý tưởng của họ và nhà sản xuất có thể đưa ra các hợp đồng mang lại sự yên tâm cho khách hàng mới.

Sản xuất theo hợp đồng là gì?

Nhà sản xuất theo hợp đồng có thể cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ bổ sung như đóng gói sản phẩm, in nhãn và cung cấp các bộ phận cụ thể. Ví dụ: khách hàng có thể sử dụng OEM để sản xuất hàng loạt đồ chơi trẻ em, đồng thời có thể yêu cầu công ty đóng gói sản phẩm cuối cùng và in hướng dẫn sử dụng và nhãn. Mặt khác, nhà sản xuất theo hợp đồng có thể được giao nhiệm vụ cung cấp các bộ phận bổ sung cho sản phẩm cuối cùng. Ví dụ như đối với sản phẩm thực phẩm, công ty sản xuất theo hợp đồng có thể cung cấp hộp đựng thực phẩm có thể tái chế, gói nước xốt hoặc dụng cụ ăn uống cho các mặt hàng thức ăn nhanh.

Nếu bạn đang cân nhắc việc bắt đầu kinh doanh OEM hoặc ODM, bạn nên cân nhắc những điều sau:

  • Bạn có những nguồn lực nào và bạn có thể gia tăng giá trị ở đâu?
  • Bạn có khả năng thiết kế, phát triển và thử nghiệm sản phẩm không?
  • Việc sản xuất sản phẩm theo bản tóm tắt thiết kế có dễ dàng hơn đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc tự phát triển sản phẩm không?
  • Bạn có thể sản xuất các mặt hàng nhanh đến mức nào và bạn có hạn chế nào không?
  • Bạn có thể khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi làm việc với doanh nghiệp của bạn bằng cách nào?
  • Bạn có tài liệu pháp lý để bảo vệ đội ngũ và tài sản của mình không?

Liên hệ với chúng tôi ngay nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách Chovm.com có thể giúp bạn phát triển doanh nghiệp sản xuất và đạt được mục tiêu!