Kinh doanh trên Zalo như thế nào? Hướng dẫn sử dụng Zalo để kinh doanh

Chovm.com OCTOBER 25, 20225 MIN READ
Kinh doanh trên Zalo như thế nào? Hướng dẫn sử dụng Zalo để kinh doanh

Ứng dụng nhắn tin thuần Việt lên ngôi trong bối cảnh nền thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển. Dù mới ra mắt cách đây chưa đầy một thập kỷ, Zalo đã trở thành đối thủ cạnh tranh với các thương hiệu nhắn tin tức thời như Facebook và WhatsApp ở Việt Nam.

Theo thời gian, Zalo dần chiếm được lòng tin của người dùng. Zalo hiện đang là "siêu ứng dụng" cung cấp các dịch vụ tập trung vào phong cách sống xoay quanh các mối quan hệ xã hội, phương thức thanh toán và mua sắm trực tuyến dễ dàng.

Nếu bạn đang ấp ủ dự định mở cửa hàng thương mại điện tử hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh trong lãnh thổ Việt Nam thì bạn nên xem cách Zalo có thể giúp bạn thực hiện những tham vọng đó. Tài liệu hướng dẫn chi tiết này sẽ giúp bạn tìm hiểu mọi thứ cần thiết, từ tính năng cho đến cách Zalo hỗ trợ nghệ thuật bán hàng qua mạng tại Việt Nam.

Tổng quan về Zalo

Zalo là nền tảng nhắn tin kiêm mạng xã hội do VNG Corporation có trụ sở tại Việt Nam phát triển. Cái tên của ứng dụng mạng xã hội đã nói lên bản chất thoải mái của nền tảng. Zalo chính là ứng dụng nhắn tin được yêu thích tại Việt Nam với hàng chục triệu người dùng trong nước và hơn 100 triệu người dùng trên toàn cầu.1

Tên Zalo được ghép từ câu "chào" quen thuộc qua điện thoại của người Việt là "alo" và "Zing"- một trong những dịch vụ phổ biến do công ty mẹ của ứng dụng Zalo cung cấp. Mặc dù chỉ mới ra mắt năm 2012, nhưng dịch vụ nhắn tin này đã nhanh chóng nổi lên như một giải pháp thay thế phù hợp tại Việt Nam cho các thương hiệu tên tuổi lớn như WhatsApp và Facebook.

Không giống như các đối thủ cạnh tranh, Zalo "do người Việt phát triển dành cho người Việt". Cha đẻ của ứng dụng, Vương Quang Khải, đã thiết kế Zalo hoạt động tốt trên điện thoại thông minh cấp thấp và dịch vụ Internet 3G điển hình ở Việt Nam. Ngoài ra, ứng dụng này cũng được phát triển bằng tiếng Việt, có khả năng cung cấp ngữ cảnh ngôn ngữ phong phú và đề xuất các nhãn dán vui nhộn bằng tiếng Việt trong cuộc trò chuyện.2 Mặc dù được đặc biệt phát triển dành cho người dùng sử dụng Việt nhưng người dùng tiếng Anh cũng có thể sử dụng Zalo.

Zalo được yêu thích khắp nơi, từ các cơ quan chính phủ và tập đoàn lớn cho đến các cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ. Một số tính năng phổ biến trên Zalo giúp các cá nhân tương tác với nhau và với các tổ chức kinh doanh bao gồm:

  • Zalo Official Account: Tương tự như tài khoản Twitter "được xác minh", Zalo Official Account hiển thị kết nối xác thực với doanh nghiệp hoặc cơ quan. Các thương hiệu và tổ chức có thể sử dụng tài khoản chính thức để tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc tương tác với công chúng.
  • Zalo Shop: Zalo Shop là một sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép mọi người đang sinh sính trên lãnh thổ Việt Nam tiến hành giao dịch mua bán mọi thể loại sản phẩm. Zalo Shop tích hợp với các nhà cung cấp dịch vụ hoàn tất đơn hàng tại địa phương như BoxMe và Shipchung để giúp người bán đáp ứng nhu cầu của người mua và đảm bảo mức độ hài lòng của người mua.
  • ZaloPay: Khách hàng và người dùng nền tảng Zalo tại Việt Nam có thể sử dụng ZaloPay để trả và nhận tiền. Giải pháp thanh toán không tiếp xúc này mang đến cảm giác dễ dàng, thuận tiện và khả năng tiếp cận khách hàng đáng kinh ngạc, đặc biệt khi sử dụng cùng với Zalo Shop.
  • Zalo Bank: Người dùng nền tảng Zalo có thể vay các khoản nhỏ và gia tăng khả năng tiếp cận nguồn tài chính thông qua Zalo Bank.

Zalo đã vươn lên tầm siêu ứng dụng nhờ những tính năng nổi bật này cùng một số tính năng đáng chú ý khác như Zalo Diary- cung cấp thông tin cập nhật hàng ngày cho người dùng và Zalo Connect- kết nối và tương trợ cộng đồng trong thời kì túng thiếu do COVID. Do đó, không ngạc nhiên khi Zalo nằm trong top 3 ứng dụng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam vào năm 2021.3

80% trong số 61,3 triệu người Việt sử dụng điện thoại thông minh sử dụng Zalo4và kết hợp gửi 1,7 tỷ tin nhắn mỗi ngày.5 Tính đến năm 2021, nền tảng này đã có hơn 60 triệu người dùng hoạt động và bản thân Zalo đã được vinh danh là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam (trị giá hơn 1 tỷ USD) vào năm 2019.6

how to use zalo for business

Tại sao nên kinh doanh trên Zalo?

Nhờ khả năng tiếp cận rộng rãi và mức độ phổ biến với người Việt Nam, Zalo trở thành lựa chọn tuyệt vời để hoạt động kinh doanh. Bạn sẽ chẳng tìm thấy đối tác nào có khả năng tiếp cận người Việt tốt hơn Zalo khi muốn bắt đầu hay mở rộng quy mô kinh doanh ở đất nước Việt Nam 98 triệu dân.

Kinh doanh trên Zalo là một lựa chọn tuyệt vời vì:

  • Cơ sở khách hàng lớn: Mặc dù cơ sở khách hàng của Zalo có vẻ không nhiều khi so với hàng tỷ người dùng của Facebook, nhưng số lượng người dùng Zalo tại Việt Nam lại nhiều hơn. Theo báo cáo từ trang web chính thức của Zalo, người bán trên Zalo Shop có thị trường tiềm năng hơn 100 triệu người,1 bao gồm người dùng tại Việt Nam và các nước lân cận.
  • Thúc đẩy mức độ tham gia kinh doanh: Khi nói về cơ sở người dùng lớn, Zalo không chỉ nói đến những con số. Người dùng Zalo thường hoạt động rất tích cực và theo báo cáo của nền tảng này, sau khi xuất hiện trên Zalo Shop, các doanh nghiệp đã ghi nhận mức quan tâm của khách hàng tăng từ 10-20 lần.1 Đồng thời ghi nhận mức tăng 18-30 lần đối với các yêu cầu về sản phẩm từ phía khách hàng tiềm năng.1
  • Thuận tiện và dễ sử dụng: Zalo hoàn toàn hiểu suy nghĩ của người Việt; từ đó tạo ra một nền tảng thú vị và dễ sử dụng. Theo thống kê từ Statista, 79% người dùng nền tảng này cho biết việc mua sắm trực tuyến trên Zalo rất tiện lợi và 78% người dùng cảm thấy Zalo dễ sử dụng.7Đồng thời, 48% người dùng cho rằng hoạt động mua sắm trên Zalo là đáng tin cậy và 41% người dùng cho rằng hàng hóa trên nền tảng này sẽ nhanh đến tay người mua.7
  • Tận dụng các tính năng giao dịch: Với đặc trưng của siêu ứng dụng và các tính năng giao dịch, có thể dễ dàng kết luận rằng Zalo được tạo ra để giúp hoạt động kinh doanh suôn sẻ hơn. Trên cùng một nền tảng, người bán và khách hàng thương mại điện tử có thể sử dụng Zalo Shop để mua sắm các sản phẩm tuyệt vời và ZaloPay để thanh toán liền mạch.
  • Phát triển cùng nền tảng: Mặc dù đã đạt được mức tăng trưởng vượt bậc chỉ trong hơn mười năm hoạt động, nhưng Zalo không có ý định dừng lại. Gần đây, VNG Corporation đã đầu tư 6 triệu USD vào nền tảng quà tặng B2B địa phương Got It.8Với khoản đầu tư này, Zalo có khả năng sẽ mở rộng mạng lưới bán hàng và quà tặng trên các dịch vụ thanh toán di động.

Nhờ những tính năng nổi bật trên, Zalo đã trở thành đối tác bán hàng trực tuyến đầy thú vị và tiềm năng, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn bán hàng tại Việt Nam. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về những điều người bán hàng thương mại điện tử nên biết khi bắt đầu kinh doanh trên Zalo và các bước quan trọng khi bắt đầu.

Cách bắt đầu kinh doanh trên Zalo?

Bắt đầu kinh doanh trên Zalo thật dễ dàng và liền mạch. Dù là doanh nhân trong nước hay một người bán hàng ở nước ngoài mới gia nhập thị trường Việt Nam, bạn đều có thể dễ dàng mở cửa hàng trực tuyến trên Zalo Shop. Chúng tôi sẽ giải thích cách thực hiện bên dưới.

Nhưng trước khi tìm hiểu cách bắt đầu kinh doanh trên Zalo Shop, bạn nên tìm hiểu cách thức hoạt động của nền tảng này. VNG Corporation đã ra mắt ứng dụng Zalo Shop vào năm 2016, hoạt động như một sàn thương mại trực tuyến cho phép mua và bán hàng hóa. Sàn thương mại này thêm một hợp phần thương mại điện tử vào hợp phần mạng xã hội của Zalo và do đó, người dùng có thể đăng ký bán hàng trên cùng một định dạng xã hội.

Người dùng Zalo tương tác với các cửa hàng trực tuyến trên Zalo Shop theo hai cách chính: tìm kiếm các cửa hàng cụ thể bằng chức năng tìm kiếm hoặc nhấp vào quảng cáo sản phẩm hoặc nội dung khác từ tài khoản chính thức trên nền tảng.

Các cửa hàng trực tuyến bắt buộc phải mở Zalo Official Account, tương đương với trang kinh doanh trên Facebook. Thông qua tài khoản chính thức, người bán thương mại điện tử có thể tạo danh mục, tải sản phẩm lên và tìm kiếm cơ hội tương tác với khách hàng tiềm năng thông qua Zalo Ads, bảng tin Zalo Diary của khách hàng và nội dung gói đăng ký được gửi trực tiếp đến khách hàng.

Mặc dù Zalo cho phép người bán giao dịch đa dạng mặt hàng nhưng cũng thiết đặt ra các giới hạn đối với những thứ có thể bán trên nền tảng. Hàng giả, chất cấm và dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác là ví dụ về những thứ bạn không được bán trên Zalo Shop.

Mặt khác, chúng ta thường thấy các cửa hàng bán các sản phẩm như thực phẩm chức năng, thuốc đặc trị, mỹ phẩm và các mặt hàng thủ công trên nền tảng này.

Để mở cửa hàng và bắt đầu bán hàng trên Zalo Shop, bạn cần xác minh doanh nghiệp và các dịch vụ sẽ cung cấp. Chúng tôi sẽ đề cập đến cách xác minh doanh nghiệp trong các bước cần thực hiện để bắt đầu kinh doanh trên Zalo sau đây.

Bắt đầu kinh doanh trên Zalo – Dành cho người bán hàng địa phương

Trở thành một người bán hàng địa phương có nghĩa là bạn sống ở Việt Nam hoặc có một doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam. Nếu bạn đúng là một người bán hàng địa phương, bạn sẽ thấy các bước sau rất hữu ích khi tạo cửa hàng trực tuyến trên Zalo.

Bước 1: Mở tài khoản cá nhân

Mở cửa hàng trực tuyến trên Zalo Shop bắt đầu bằng việc tạo tài khoản cá nhân. Bạn cần tạo tài khoản cá nhân do Zalo yêu cầu người dùng phải có tài khoản cá nhân trước khi tiến hành mở tài khoản chính thức. Truy cập zalo.me hoặc tải ứng dụng Zalo về điện thoại di động để bắt đầu quá trình tạo tài khoản miễn phí.

Lưu ý rằng bạn cần cung cấp số thuê bao Việt Nam (+84) để mở tài khoản. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp các thông tin chi tiết khác như tên, chi tiết liên hệ, v.v. Làm theo hướng dẫn trên trang web hoặc ứng dụng di động Zalo.

Bước 2: Tạo tài khoản chính thức

Sau khi tạo tài khoản cá nhân, bạn có thể bắt đầu quá trình mở Zalo Official Account. Đầu tiên, đăng nhập tài khoản cá nhân và đến cổng quản lý Zalo Official Account. Tiếp theo, nhấp vào "Tạo Official Account mới" và chọn loại tài khoản chính thức bạn muốn tạo.

Zalo hỗ trợ ba loại tài khoản chính thức:

  • Tài khoản doanh nghiệp: Tài khoản có các tính năng hữu ích dành cho các doanh nghiệp và thương hiệu muốn bán hàng hoặc tương tác với khách hàng.
  • Tài khoản nội dung: Các cơ quan báo chí, nghệ sĩ và người sáng tạo nội dung sử dụng tài khoản nội dung để mang lại giá trị nội dung cho khán giả.
  • Tài khoản cơ quan nhà nước: Zalo cung cấp loại tài khoản này cho các cơ quan, tổ chức nhà nước và dịch vụ hành chính công.

Zalo sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin chi tiết, chẳng hạn như tên tài khoản chính thức, mô tả, chi tiết liên hệ và bản chất doanh nghiệp. Bạn cũng cần cung cấp ảnh bìa và ảnh đại diện.

Bước 3: Tạo danh mục sản phẩm

Sau khi đã tạo thành công tài khoản chính thức, bạn sẽ tiếp tục đưa các sản phẩm lựa chọn vào cửa hàng. Tạo danh mục sản phẩm bằng cách nhấp vào "Thiết lập cửa hàng" trong tài khoản chính thức và chọn "Danh mục", sau đó "Thêm danh mục".

Bạn có tùy chọn cho phép tạo nhiều danh mục sản phẩm. Tính năng này rất hữu ích nếu bạn định bán nhiều loại sản phẩm. Cung cấp thông tin bắt buộc và nhấp vào "Đồng ý" để kết thúc.

Bước 4: Tải lên và hiển thị sản phẩm

Tiếp theo, bạn sẽ thêm sản phẩm vào danh mục đã tạo. Nhấp vào tab "Sản phẩm" và chọn "Sản phẩm khác" để bắt đầu tải sản phẩm lên. Bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm như tên của từng mặt hàng, giá cả, mô tả và ảnh có liên quan.

Hãy đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của nền tảng về số lượng và kích thước hình ảnh cũng như giới hạn ký tự trong phần mô tả sản phẩm. Sau khi cung cấp tất cả thông tin chi tiết, hãy nhấp vào "Tạo sản phẩm" để hoàn tất bước này.

Để hiển thị hàng hóa, hãy chuyển đến "Danh sách sản phẩm", nhấp vào "Quản lý", sau đó nhấp vào "Thông tin sản phẩm". Bạn cần quét mã QR để thấy trang thông tin sản phẩm. Cuộn đến mục "Cửa hàng" và sau đó đánh dấu vào "Hiển thị". Nhấp vào "Đồng ý" trên lời nhắc xuất hiện và thế là xong. Các sản phẩm của bạn đã hiển thị trên trang bán hàng.

Bước 5: Tiếp thị hàng hóa

Sau khi mở cửa hàng trực tuyến Zalo Shop và công bố sản phẩm, đã đến lúc bạn cần quảng bá cửa hàng của mình cho những người khác. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ danh mục sản phẩm với bạn bè hoặc các địa chỉ liên hệ khác trên nền tảng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các kỹ thuật tiếp thị kỹ thuật số, bao gồm Zalo Ads, để tăng phạm vi tiếp cận và thu hút sự chú ý từ khách hàng tiềm năng.

Bắt đầu kinh doanh trên Zalo – Dành cho người bán hàng ở nước ngoài

Là một người bán hàng ở nước ngoài nghĩa là bạn chưa từng hiện diện trên thị trường Việt Nam hoặc bạn đang có kế hoạch kinh doanh tại Việt Nam lần đầu tiên. Mặc dù quy trình bắt đầu kinh doanh trên Zalo Shop đối với người bán hàng ở nước ngoài cũng bao gồm nhiều thủ tục tương tự như quy trình bắt buộc đối với người bán hàng tại địa phương, nhưng bạn cần lưu ý một số điểm khác biệt sau đây.

Các bước quan trọng cần ghi nhớ để mở Zalo Store với tư cách người bán hàng ở nước ngoài như sau.

Bước 1: Duy trì sự hiện diện tại Việt Nam

Để mở cửa hàng trực tuyến Zalo Shop, bạn có thể phải hợp tác với một đại lý hoặc mở một doanh nghiệp tại Việt Nam. Do bạn cần số điện thoại Việt Nam để mở tài khoản Zalo. Ngoài ra, bạn sẽ cần cung cấp ID Việt Nam để Zalo tiến hành xác minh trong quá trình mở tài khoản chính thức.

Do đó, bạn nên cân nhắc đăng ký một doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam để quản lý các khoản lợi nhuận thu được từ thị trường này hoặc hợp tác với một đại lý địa phương nếu không ngại chịu chi phí vận hành chi nhánh địa phương tại Việt Nam.

Bước 2: Đăng ký kinh doanh

Nếu chọn đăng ký doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam, bạn cần đăng ký kinh doanh với Bộ Công Thương Việt Nam.9Để mở doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước sẽ cần phải có:10

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy phép kinh doanh (nếu bạn muốn bán trực tiếp cho khách hàng)
  • Đăng ký trang web

Bạn cũng có thể phải xin quyết định phê duyệt cần thiết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.11

Bước 3: Mở tài khoản chính thức

Sau khi hoàn tất các bước đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam hoặc hợp tác với một đại lý địa phương, bạn sẽ tiếp tục bước mở Zalo Official Account.

Thực hiện theo các bước nêu trên để đăng ký tài khoản chính thức, bao gồm bắt đầu với tài khoản cá nhân và sau đó cung cấp tất cả thông tin chi tiết cần thiết để mở tài khoản chính thức. Tiếp theo, tạo danh mục sản phẩm và tải lên những mặt hàng bạn muốn bán trên Zalo.

Bước 4: Kết nối với khách hàng

Cuối cùng, bạn nên xây dựng kế hoạch kinh doanh không chỉ nhằm mục đích tiếp cận khách hàng mà còn để thỏa mãn các nhu cầu thương mại điện tử của khách hàng. Ví dụ như làm rõ xem sản phẩm của bạn có ở Việt Nam hay cần vận chuyển từ nước ngoài. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài sẽ cần nhiều thời gian giao hàng hơn nên bạn cần làm rõ và lưu ý điểm này với khách hàng.

Hãy nhớ rằng yếu tố chính mang lại thành công cho Zalo là khả năng thích ứng xuất sắc với sở thích và phong cách sống của người Việt. Nếu bạn mở cửa hàng nhằm mục đích cung cấp hàng hóa quốc tế với trải nghiệm mua sắm tuyệt vời tại địa phương thì bạn sẽ tìm thấy những người mua có chung ý tưởng.

how to use zalo for business

6 bí quyết kinh doanh trên Zalo hiệu quả

Thông qua những chia sẻ trong bài viết này, bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch cụ thể để kinh doanh trên Zalo.

Khi bắt đầu kinh doanh trên Zalo, hãy nhớ rằng thành công phụ thuộc vào khả năng bạn nắm bắt thị hiếu của khách hàng và tìm ra phương thức cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Mặc dù đôi khi điều này có nghĩa là áp dụng các tiêu chuẩn dịch vụ và biện pháp nhằm ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng không chỉ vậy, để kinh doanh thành công, bạn cũng cần tuân thủ các quy tắc của Zalo để đảm bảo cửa hàng luôn ở trạng thái tốt.

Dưới đây là một vài công cụ và lời khuyên hữu ích giúp bạn kinh doanh thành công trên Zalo:

1. Zalo chatbot

Nếu bạn chưa biết, chatbot có thể là yếu tố quyết định vận mệnh cửa hàng trực tuyến của bạn. Theo số liệu thống kê, chatbot có thể giúp cửa hàng của bạn tự động hóa bước tương tác với khách hàng và xử lý tới 80% các câu hỏi thường gặp.12Zalo hỗ trợ tích hợp chatbot thông qua giao diện Zalo for Developers.

2. Zalo ads

Quảng cáo giữ vai trò cốt lõi trong hoạt động bán hàng trên mọi nền tảng, kể cả Zalo. Zalo cung cấp dịch vụ quảng cáo dành riêng cho doanh nghiệp, sử dụng video, bài viết, quảng cáo và nội dung đa phương tiện khác trên thiết bị di động để tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng Zalo ads để thu hút lưu lượng truy cập vào trang web thương mại điện tử, từ đó tạo ra sự tăng trưởng hữu cơ.

3. Tặng quà

Việt Nam coi trọng văn hóa tặng quà, đặc biệt là vào các dịp lễ Tết. Vì vậy, nếu bạn đang đau đầu tìm cách làm quen với khách hàng Việt, thì tặng quà chính là giải pháp hữu hiệu. Món quà không nhất thiết phải cầu kỳ, nhưng phải là thứ mà khách hàng sẽ đánh giá cao.

4. Quy tắc của Zalo

Khi bạn khám phá ứng dụng và lập chiến lược vận hành doanh nghiệp, hãy cẩn thận tuân thủ các quy tắc của Zalo. Mặc dù Zalo không có nhiều quy tắc nghiêm ngặt về nền tảng, nhưng có một số điều bạn cần lưu ý. Ví dụ như mặc dù Zalo cho phép bạn gửi tin nhắn cho khách hàng bên ngoài Việt Nam bằng Zalo Notification Service, nhưng bạn cần tuân theo các quy tắc nhắn tin.13

Bạn không thể gửi tin nhắn cho những khách hàng đó mà không có sự đồng ý rõ ràng của họ trừ khi bạn thông báo trước cho họ về tin nhắn. Tương tự như vậy, bạn có thể gửi các loại tin nhắn giới hạn bằng ZNS và các quy tắc giới hạn doanh nghiệp chỉ được gửi một tin nhắn cho mỗi giao dịch.

5. Thời kỳ mê tín dị đoan

Chúng tôi đã đề cập rằng người Việt rất coi trọng vấn đề văn hóa. Một phần trong vấn đề văn hóa đó xoay quanh sự tôn trọng đối với một số thời kỳ được coi là quan trọng trong môi trường địa phương. Ví dụ như người Việt Nam thường tránh đưa ra các quyết định lớn hoặc bắt đầu các dự án kinh doanh quan trọng trong tháng 7 âm lịch (tháng 7).

Vì vậy, hãy tìm hiểu văn hóa địa phương và giao dịch cùng khách hàng của bạn với sự thấu hiểu và tôn trọng tín ngưỡng của họ.

6. Tư vấn doanh nghiệp Việt Nam

Cuối cùng, khi tiến hành giao dịch tại Việt Nam với tư cách người bán hàng ở nước ngoài, bạn có thể gặp nhiều vấn đề không rõ ràng nên chúng tôi khuyên bạn hãy làm việc với một nhà tư vấn địa phương hiểu biết về văn hóa và môi trường Việt Nam. Điều này có thể cực kỳ quan trọng nếu bạn dự định tiến hành bán hàng B2B, vì bạn sẽ làm việc trực tiếp với các CEO và quản lý của các doanh nghiệp khách hàng tiềm năng.

Lời kết

Cuối cùng, nếu bạn đang có kế hoạch nhanh chóng làm quen và bắt đầu tiến vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam, Zalo có thể cung cấp một lộ trình đơn giản cho phép bạn tiếp cận cơ sở khách hàng khổng lồ và tăng khả năng tương tác. Sau khi nghiên cứu kỹ các bước bắt đầu kinh doanh trên Zalo trong bài viết này, bạn sẽ nắm được thông tin về các công cụ có thể tạo ra lợi nhuận khi tiến vào thị trường Việt Nam.

Nếu bạn mong muốn tìm các nhà cung cấp đáng tin cậy và các sản phẩm chất lượng cao khi tiến vào thị trường Việt Nam, thì Chovm.com có thể chính là đối tác hoàn tất đơn hàng bạn đang tìm kiếm. Chovm.com sở hữu một danh mục toàn diện gồm các nhà sản xuất và nhà cung cấp đến từ khắp nơi thế giới.

Đồng thời Chovm.com cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và kho vận cần thiết để kết nối với các nhà cung cấp chất lượng và chốt giao dịch, giúp bạn bảo toàn tỷ suất lợi nhuận. Mở tài khoản người bán ngay hôm nay để xem cách Chovm.com giúp hành trình tiến vào thị trường Việt Nam của bạn gặt hái thành công.

Tài liệu tham khảo
1. http://bz-zalo-me.translate.goog/?_x_tr_sl=vi&_x_tr_tl=en&_x_tr_hl=en&_x_tr_pto=sc
2. http://leevey.medium.com/what-other-messaging-apps-can-learn-from-vietnams-zalo-866b830b50ff
3. http://www.decisionlab.co/blog/gen-zs-social-distraction-gives-new-platforms-hope-in-vietnam
4. http://quoracreative.com/article/zalo-app
5. http://recordtrend.com/instant-messaging/zalo-becomes-the-most-popular-messaging-application-in-vietnam/
6. http://theaseanpost.com/article/aseans-unicorns-growing
7. http://asia.nikkei.com/Spotlight/DealStreetAsia/Vietnam-s-VNG-invests-6m-in-gifting-platform-Got-It
8. http://www.moit.gov.vn/web/web-portal-ministry-of-industry-and-trade/home
9. http://www.vietnam-briefing.com/news/how-to-set-up-e-commerce-business-in-vietnam.html/
10. http://www.mpi.gov.vn/en/Pages/default.aspx
11. http://thrivemyway.com/chatbot-statistics/
12. http://zalo.cloud/terms