CIF and FOB: Đâu là điểm khác biệt?

Chovm.com OCTOBER 25, 20225 MIN READ
CIF and FOB: Đâu là điểm khác biệt?

Thỏa thuận vận chuyển giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình mua bán và phân phối của nhà bán buôn. Chúng xác định bên nào sẽ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong quá vận chuyển từ bên bán đến bên mua. Trong xuất nhập khẩu, có nhiều phương án thỏa thuận vận chuyển khác nhau.

Đó là lúc Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí (Cost, Insurance, and Freight - CIF) và Giao hàng trên tàu (Free on Board - FOB) phát huy vai trò.

CIF và FOB là một trong những thỏa thuận vận chuyển quốc tế phổ biến nhất được quy định trong Điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), một bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) lập.

Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ trình bày về sự khác nhau giữa CIF và FOB. Chúng tôi sẽ so sánh hai thỏa thuận vận chuyển này và thảo luận về một số điều cần xem xét khi lựa chọn thỏa thuận vận chuyển cho lô hàng quốc tế của bạn.

Thỏa thuận vận chuyển là gì?

Về cơ bản, thỏa thuận vận chuyển xác định xem bên mua hay bên bán chịu trách nhiệm đối với đơn hàng trong quá trình từ khi vận chuyển đến khi giao hàng.

Do trong các tình huống kinh doanh thương mại xuyên biên giới, lô hàng thường đi qua các vùng biển quốc tế và phải tuân theo nhiều quy tắc và quy định khác nhau nên việc xác định trách nhiệm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quy định rõ ràng trên giấy tờ về bên chịu trách nhiệm và những nội dung họ chịu trách nhiệm giúp giảm thiểu mọi vấn đề có thể xảy ra.

Hợp đồng vận chuyển cũng có thể bao gồm các điều khoản khác, chẳng hạn như thông tin giao hàng chi tiết, giá cả, v.v. Tuy nhiên, khi xử lý các đơn hàng lớn, đặc biệt là các đơn hàng quốc tế, việc xác định nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại nào có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển là rất quan trọng.

Khi đàm phán với bên mua, bạn cần làm rõ về những nghĩa vụ trách nhiệm vận chuyển mà doanh nghiệp của bạn sẵn sàng và có thể hỗ trợ. Ví dụ như khi bạn muốn chuyển giao trách nhiệm trước khi vận chuyển thì bạn cần nêu ra trong quá trình đàm phán thỏa thuận vận chuyển với khách hàng.

May mắn cho bạn là các thỏa thuận vận chuyển tiêu chuẩn đểu được ghi rõ trong tài liệu Incoterms của Phòng Thương mại Quốc tế. Hãy xem xét hai thỏa thuận vận chuyển phổ biến nhất là CIF và FOB để có thể hiểu rõ hơn về cách hoạt động của những thỏa thuận này.

CIF là gì?

Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí, gọi tắt là CIF, là một thỏa thuận vận chuyển trong đó bên bán chịu trách nhiệm thanh toán các khoản phí và mọi rủi ro liên quan đến lô hàng. Theo thỏa thuận CIF, bên bán vẫn chịu trách nhiệm về lô hàng cho đến khi lô hàng đến cảng đích.

Trách nhiệm của bên bán chính thức kết thúc vào thời điểm tàu cập bến và hàng hóa chuyển xuống cảng đích. Khi đó trách nhiệm được chuyển giao cho bên mua theo thỏa thuận CIF.

Một số trách nhiệm của người bán theo hợp đồng CIF bao gồm phí vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa và bất kỳ khoản phí bổ sung nào khác. Vì bên mua thường cộng những chi phí này lại rồi tính vào giá thành của hàng hóa nên mọi khoản chi phí sẽ đắt đỏ hơn đối với tất cả các bên liên quan.

Quan trọng, bạn cần lưu ý rằng, với CIF, bên mua có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí vận chuyển phát sinh thêm trong quá trình chuyển hàng hóa từ cảng đến kho hàng của bên mua.

Bên cung cấp có quyền kiểm soát và trách nhiệm cao hơn khi sử dụng CIF. Nhưng đây cũng là một con dao hai lưỡi. Việc chuyển trách nhiệm cho bên bán sẽ giảm bớt gánh nặng trên vai của bên mua. Tuy nhiên, vì bên bán có nhiều quyền kiểm soát hơn, nên bên mua sẽ phụ thuộc vào bên bán. Bên mua không thể đưa ra quyết định hiệu quả về chi phí nên họ có thể phải chi trả nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ vận chuyển.

Ưu và nhược điểm của CIF

Thỏa thuận vận chuyển CIF có cả ưu và nhược điểm đối với bên mua và bên bán. Hãy dành một chút thời gian để cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm của CIF.

Ưu điểm:

  • Bên bán có quyền kiểm soát nhiều hơn
  • Bên mua chịu ít trách nhiệm hơn
  • Trải nghiệm liền mạch hơn cho bên mua
  • Giúp bên mua ít căng thẳng hơn
  • Có thể giúp bên bán vượt đối thủ cạnh tranh (do mang đến sự tiện lợi cho bên mua)

Nhược điểm:

  • Bên bán chịu nhiều trách nhiệm hơn
  • Bên mua có ít quyền kiểm soát hơn đối với chi phí giao hàng
  • Các khoản chi phí bổ sung mà bên bán phải chịu có thể làm cho giá thành hàng hóa cao hơn
  • Có thể tốn kém hơn cho tất cả các bên liên quan
  • Bên bán chịu nhiều trách nhiệm hơn

FOB là gì?

Giao hàng trên tàu, gọi tắt là FOB, là một thỏa thuận vận chuyển đặt trách nhiệm cho bên mua kể từ thời điểm lô hàng rời cảng xuất xứ. Bên mua chịu trách nhiệm lựa chọn và thanh toán cho một công ty vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa và các chi phí liên quan khác.

Với thỏa thuận vận chuyển FOB, trách nhiệm chuyển từ bên bán sang bên mua sau khi sản phẩm được chất tải và chuyển lên tàu tại nơi xuất xứ.

Lợi thế đáng chú ý nhất của FOB là có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với CIF và các thỏa thuận vận chuyển khác. Nguyên do là vì người mua có thể thương lượng mức giá phù hợp cho riêng họ. Họ cũng có quyền cắt giảm các khoản chi phí nếu muốn, chẳng hạn như không chọn một số loại bảo hiểm hoặc biện pháp bảo vệ.

Mặt khác, bên bán thường không sẵn sàng chấp nhận những rủi ro đó vì chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng trải nghiệm của khách hàng.

Ưu và nhược điểm của FOB

FOB đi kèm với rất nhiều lợi ích và hạn chế. Hãy cùng so sánh những ưu và nhược điểm này.

Ưu điểm:

  • Bên mua có quyền kiểm soát nhiều hơn
  • Bên mua có thể đưa ra quyết định hiệu quả về chi phí
  • Bên bán chịu ít chi phí hơn
  • Bên bán chịu ít trách nhiệm hơn

Nhược điểm:

  • Bên mua chịu nhiều trách nhiệm hơn
  • Trải nghiệm của bên mua kém liền mạch hơn so với CIF
  • Bên mua phải chi trả nhiều chi phí hơn

Khác biệt chính giữa CIF và FOB

Điểm khác biệt chính giữa CIF và FOB là bên chịu trách nhiệm về hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong quá trình vận chuyển khi dùng thỏa thuận CIF, còn khi dùng FOB, bên mua sẽ là bên chịu trách nhiệm về hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, không có sự khác biệt lớn giữa hai loại thỏa thuận này.

Nói chung, FOB được coi là hiệu quả hơn về chi phí. Nguyên nhân là vì bên mua là bên kiểm soát nên họ có thể đưa ra các quyết định hiệu quả hơn về chi phí đối với việc vận chuyển, chẳng hạn như mua hợp đồng bảo hiểm tối thiểu hoặc chọn một công ty vận chuyển hàng hóa có mức phí thấp hơn.

Khi bên bán sử dụng CIF và nhận trách nhiệm pháp lý, họ sẽ không cắt giảm chi phí do đang xử lý hàng hóa của bên khác, từ đó có thể dẫn đến nhiều chi phí hơn.

CIF & FOB: nên chọn thỏa thuận nào?

Cả CIF và FOB đều có những lợi ích riêng. Bạn cần chọn thỏa thuận cho nhu cầu kinh doanh của bản thân tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Không có phương án nào tốt hơn, vì cả hai phương án đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Với tư cách là bên bán, thỏa thuận FOB cho phép bạn không phải chịu trách nhiệm ngay sau khi hàng hóa rời cảng xuất xứ. Thỏa thuận này sẽ giảm chi phí bên bạn, đồng thời tăng chi phí cho bên mua. Tuy nhiên, với FOB, công việc của bạn sẽ kết thúc sớm hơn nhiều so với CIF nên khối lượng công việc bạn phải xử lý cùng lúc cũng sẽ lớn hơn.

Tuy nhiên, để xây dựng mối quan hệ lâu dài với bên mua, dịch vụ khách hàng là yếu tố then chốt. Thỏa thuận CIF giúp quy trình liền mạch hơn nhiều cho bên mua nhưng lại tốn kém và mất thời gian hơn.

Từ quan điểm của bên mua, CIF là lựa chọn tốt hơn trong các tình huống khi bêni mua mong muốn "được phục vụ toàn bộ". Tất nhiên, việc lựa chọn thỏa thuận thương mại CIF đòi hỏi ngân sách phải linh hoạt một chút.

Tuy vậy, người mua có ngân sách eo hẹp hơn và muốn kiểm soát tình hình nhiều hơn vẫn có thể chọn mua bằng CIF.

Sau cùng, bạn vẫn sẽ là người quyết định nghĩa vụ vận chuyển nào phù hợp nhất đối với bạn và khách hàng của bạn.

Bán hàng trên Chovm.com

Sự hỗ trợ của nền tảng eCommerce B2B sẽ rất hữu ích nếu bạn đang muốn phát triển hoặc mở rộng quy mô kinh doanh bán buôn của mình. Chovm.com là thị trường eCommerce B2B với hàng triệu người mua và người bán từ khắp nơi trên thế giới nên đây cũng có thể là một lựa chọn cho bạn.

Chovm.com được trang bị nhiều công cụ bán hàng mạnh mẽ, bao gồm các công cụ dự báo nhu cầu, Đảm bảo thương mại, quảng cáo, nhập sản phẩm tự động, lập danh sách sản phẩm thông minh và quản lý đơn hàng. Nền tảng của chúng tôi cũng cung cấp các công cụ dành riêng cho thương mại xuyên biên giới, chẳng hạn như công cụ dịch tự động và chuyển đổi tự động.

Hơn nữa, nền tảng Chovm.com còn sở hữu hơn 20 triệu người mua đang hoạt động. Số lượng người mua này sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với những khách hàng tiềm năng sẵn sàng mua hàng.

Bạn đã sẵn sàng nâng cấp hoạt động kinh doanh bán buôn của mình chưa? Hãy tạo một tài khoản trên Chovm.com để bắt đầu. Sau khi xác minh doanh nghiệp của bạn, bạn có thể tải sản phẩm lên và tùy chỉnh diện mạo cửa hàng để bắt đầu bán hàng.